Dứa là một loại trái cây nhiệt đới mang nhiều lợi ích tới sức khỏe. Nó giàu vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước nhưng lại ít calo nên là một món ăn nhẹ lý tưởng. Do hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa của dứa, một số người cũng đã thử ăn hoặc bôi lên da để tăng cường sức khỏe cho làn da. Có những giả thiết vẫn được đặt ra về việc “Ăn dứa có nổi mụn không?”. Qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc trên.

1. Ăn dứa có tốt không?

Dứa thường được bán tại các chợ truyền thống và siêu thị

Dứa thường được bán tại các chợ truyền thống và siêu thị. Khi chín, ruột dứa có màu vàng. Khi ăn mang vị chua chua, ngòn ngọt rất bắt miệng. Dứa ngoài ăn thường, xay sinh tố, nước ép còn được dùng để trộn nộm hay gỏi.

Dứa được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng như:

1.1. Dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật

Dứa không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa – các phân tử giúp cơ thể bạn chống lại stress oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa gây ra bởi sự phát triển của các gốc tự do, các phân tử không ổn định gây tổn thương tới tế bào thường liên quan đến các chứng viêm mãn tính, sức khỏe miễn dịch suy yếu, bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư.

Không chỉ vậy, dứa còn đặc biệt giàu chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid và các hợp chất phenolic. Hai nghiên cứu trên chuột cho thấy chất chống oxy hóa của dứa có thể có tác dụng bảo vệ tim, mặc dù chưa có nghiên cứu trên người.

Hơn nữa, nhiều chất chống oxy hóa trong dứa được coi là chất chống oxy hóa liên kết, nghĩa là chúng tạo ra tác dụng lâu dài hơn.

Có thể nói, dứa là một nguồn giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư.

1.2. Dứa giúp hỗ trợ tiêu hóa

Bạn sẽ thường thấy dứa được phục vụ cùng với thịt và gia cầm ở các quốc gia như Brazil. Điều thú vị là loại quả này có chứa một nhóm enzym tiêu hóa được gọi là bromelain có thể giúp quá trình tiêu hóa thịt dễ dàng hơn. Bromelain hoạt động như một protease, phân hủy các phân tử protein thành các khối xây dựng của chúng, chẳng hạn như axit amin và peptide nhỏ. Khi các phân tử protein được hấp thụ bị phá vỡ, ruột non của bạn có thể dễ dàng hấp thụ chúng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị suy tuyến tụy, tình trạng tuyến tụy không thể tạo ra đủ enzyme tiêu hóa.

Hơn nữa, dứa là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.

1.3. Dứa có thể giảm nguy cơ ung thư

Ung thư là một bệnh mãn tính được đặc trưng bởi sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát được. Sự tiến triển của nó thường liên quan đến sự stress oxy hóa và viêm mãn tính. Một số nghiên cứu còn cho rằng dứa và các hợp chất của nó, bao gồm cả bromelain, có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm thiểu căng thẳng oxy hóa và giảm viêm. Một số nghiên cứu cho thấy bromelain có trong dứa cũng có thể giúp điều trị ung thư đã phát triển.

Ví dụ, một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy bromelain ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và kích thích tế bào chết, trong khi một nghiên cứu trên chuột cho thấy chất này còn giúp tăng cường tác dụng của liệu pháp chống ung thư.

Hơn nữa, các nghiên cứu được thực hiện trên động vật và ống nghiệm cũ đã phát hiện ra rằng bromelain có thể kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các phân tử giúp tế bào bạch cầu hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và loại bỏ tế bào ung thư.

1.4. Dứa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ức chế viêm nhiễm

Dứa đã được tin dùng trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Chúng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và enzyme như bromelain có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Những người ăn dứa có nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn thấp hơn đáng kể. Thêm vào đó, những đứa trẻ ăn nhiều loại quả này có số lượng tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật nhiều hơn gần bốn lần so với những nhóm khác.

Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain có thể làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, do đó hỗ trợ sức khỏe miễn dịch.

1.5. Dứa có thể làm dịu các triệu chứng viêm khớp

Viêm khớp dường như là một căn bệnh khá phổ biến khi đến quá tuổi trung niên. Thật may một loại quả bình thường như dứa lại có khả năng cải thiện được vấn đề nan giải này.

Đặc tính chống viêm của bromelain trong dứa có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm khớp. Một nghiên cứu cho thấy chất bổ sung bromelain có hiệu quả trong việc giảm viêm xương khớp ở lưng dưới như điều trị đau thông thường.

Trong một nghiên cứu khác ở những người bị viêm xương khớp, chất bổ sung men tiêu hóa có chứa bromelain có xu hướng giảm đau hiệu quả như các loại thuốc trị viêm khớp thông thường.

Hơn nữa, một nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho rằng hợp chất này giúp bảo vệ chống lại sự thoái hóa của mô sụn và chứng viêm liên quan đến viêm xương khớp.

1.6. Dứa có thể tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật hoặc tập thể dục nặng

Ăn dứa có thể giảm thời gian phục hồi sau phẫu thuật hoặc tập thể dục. Mặc dù loại quả này giúp bổ sung lượng carb dự trữ sau khi tập thể dục, nhưng một số lợi ích của nó cũng là do đặc tính chống viêm của bromelain.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain có thể làm giảm viêm, bầm tím và đau thường xảy ra sau phẫu thuật, bao gồm cả thủ thuật nha khoa và da. Nó cũng có thể làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm.

Hai bài đánh giá cho rằng bromelain có thể làm giảm sự khó chịu, đau hoặc sưng tấy sau khi phẫu thuật nha khoa.

Hơn nữa, một đánh giá cho thấy rằng trong 5 trong số 7 nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát, bromelain đã cải thiện khả năng phục hồi sau các thủ thuật phẫu thuật da. Tuy nhiên, việc sử dụng nó vẫn còn gây tranh cãi.

Hơn nữa, các protease như bromelain có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ sau khi tập luyện vất vả bằng cách giảm viêm xung quanh mô cơ bị tổn thương.

1.7. Dứa được dễ dàng thêm vào khẩu  phần ăn uống của bạn

Dứa ngọt, tiện lợi và dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống của bạn. Trái cây tươi rất mua được ở nhiều cửa hàng tạp hóa và chợ, ngay cả khi trái mùa. Bạn có thể mua nó dưới dạng đóng hộp, khử nước hoặc đông lạnh quanh năm.

2. Ăn dứa có nổi mụn không?

Ăn dứa có nổi mụn không?

Loại quả này được nhiều người tin dùng vì hàm lượng dinh dưỡng khá đa dạng trong nó.

  • 90,5g nước
  • 0,8g protid
  • 1g axit hữu cơ
  • 6,5mg glucid
  • 15mg canxi
  • 17mg photpho
  • 0,5mg sắt
  • 24mg vitamin C và các vitamin khác như vitamin B1, B2…
  • Carotene

Dứa có chứa vô số vitamin C và chất chống oxy hóa có thể giúp điều trị mụn trứng cá, tổn thương da do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu. Nó cũng sẽ giữ cho làn da đủ độ ẩm và làm sạch da rất hiệu quả. Mặt khác, dứa rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể chống viêm nhiễm và giảm sưng xương khớp.

Do vậy, có thể nói rằng dứa KHÔNG GÂY MỤN. Tuy nhiên, bạn cần phải ăn dứa đúng cách.

3. Bị mụn có nên ăn dứa không?

Khi bị mụn, cơ thể bạn đang cần được giải nhiệt và thải độc nhiều hơn bình thường. Lúc này bạn cần sử dụng những phương pháp trị mụn đặc biệt và bổ sung những chất dinh dưỡng hợp lý. Lúc này, bạn vẫn có thể ăn dứa vì như đã nói, dứa mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt.

Nhưng khi ăn dứa quá mức khuyến cáo, việc ăn dứa có thể khiến cơ thể bị nóng dẫn đến các các tác dụng phụ như bị nóng, dẫn đến nhiệt miệng, nổi mụn,…

Vì vậy, để tránh gặp phải những tình trạng trên, bạn chỉ nên ăn tối đa 2 quả dứa mỗi tuần. Đây là hàm lượng hợp lý để bạn vừa có thể thưởng thức món ăn yêu thích mà vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

4. Cách ăn dứa giúp nhanh hết mụn

  • Không nên ăn dứa vào lúc đói vì các acit hữu cơ có trong dứa và bromelin có thể sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
  • Không ăn dứa khi chưa chín để tránh dị ứng, tiêu chảy hay nôn mửa.
  • Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn…) không nên ăn dứa.
  • Bạn còn có thể dùng dứa để dưỡng da tránh mụn bằng cách xay nhuyễn dứa và nghệ. Hỗn hợp này có thể được sử dụng để chữa mụn nhọt, mụn trứng cá hoặc vết cắt trên da. Trộn hỗn hợp trái cây nghiền với một ít bột nghệ và đắp hỗn hợp này lên da sẽ giúp phục hồi nhanh chóng các vết mụn và sẹo. Chất bromelain có trong trái cây cùng với các đặc tính chống viêm trong củ nghệ hoạt động như một phương thuốc hoàn toàn tự nhiên.

5. Khi bị mụn nên ăn những loại trái cây nào

5.1. Kiwi

Kiwi là một loại trái cây giàu chất xơ chứa vitamin C và vitamin E. Kiwi có thể giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ chất dinh dưỡng, giảm mụn hiệu quả.

5.2. Đào

Loại trái cây này có vitamin B phức hợp, có thể giúp cải thiện màu da và kết cấu.

5.3. Quả xuân đào

Quả xuân đào

Xuân đào có sự kết hợp tốt giữa các chất dinh dưỡng khác nhau có thể giúp ích cho làn da – như niacin, vitamin A và kẽm – mặc dù với lượng an toàn!

5.4. Mận

Mận có nhiều chất xơ, ít đường và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Về lý thuyết, chúng có thể giúp ngăn ngừa nổi mụn bằng cách giúp bạn tránh tăng đột biến lượng đường trong máu.

5.5. Anh đào

Anh đào (hay còn gọi là Cherry) là một loại trái cây khác có nhiều chất chống oxy hóa và chỉ số đường huyết thấp, vì vậy anh đào tươi có thể là một lựa chọn lành mạnh cho làn da của bạn.

Sau khi đọc xong bài viết trên, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ăn dứa có nổi mụn không?”. Những lưu ý khi ăn dứa sẽ có thể giúp bạn trong quá trình lựa chọn thực phẩm để chăm sóc cho làn da của bạn. Hãy ăn chúng một cách thông minh và đón đọc những bài viết mới nhất về Khỏe đẹp của SỨC KHỎE MỖI NGÀY nhé!

By Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *