Mì tôm có lẽ không còn lạ gì đối với bất cứ ai. Nó có thể thay thế cho một bữa ăn lỡ, một món ăn khi xem phim, xem bóng đá, hay thậm chí thay cả bữa chính. Mì tôm nội địa có giá thành khá rẻ, lại thêm hương vị đậm đà, sợi dai giòn và có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như mì pha thông thường, mì xào, pizza mì tôm,… Nhưng mọi người đều cho rằng ăn mì tôm rất nóng. Vậy thực hư chuyện Ăn mì tôm có gây nổi mụn không? Ăn mì tôm thế nào để không nổi mụn? như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lời giải thích chính xác nhất.

1. Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Một gói mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột, Protein và chất béo. Trung bình một gói mì tôm 75 gram đã khoảng 350 kcal – bằng số kcal trung bình một người nạp trong một bữa ăn tiêu chuẩn. Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy việc ăn mì tôm có thể gây nổi mụn. Vì dù đối với thực phẩm bình thường có tinh bột và chất béo, khi nạp một lượng lớn vào cơ thể thì đều có thể gây nóng trong, chứ không riêng mì tôm. Vậy có thể nói, ăn mì tôm KHÔNG GÂY NỔI MỤN.

Ăn mì tôm có gây nổi mụn như mọi người vẫn nghĩ không?

Đối với một số trường hợp không thường xuyên tập vận động, hoặc cơ địa ít ra mồ hôi, việc nạp tinh bột và chất béo sẽ làm cho cơn nóng trong cơ thể không thoát được ra ngoài, gây nóng trong và dễ dẫn đến nổi mụn. Tức là việc ăn mì tôm chỉ là một tác động thêm vào mới có thể gây nổi mụn. Việc ăn mì tôm mà nổi mụn phần lớn là do cơ địa người ăn dễ bị nổi mụn.

Ngoài ra, nổi mụn còn có thể do bạn ăn quá nhiều mì tôm liên tục. Bởi trong mì tôm có các thành phần sau khi ăn nhiều dễ gây nóng trong, nổi mụn:

  • Nhiều muối: Do mì tôm có chứa nhiều muối nên việc ăn quá nhiều liên tục sẽ dẫn đến tình trạng da bị mất nước. Khi đó, da tự động phải tiết ra dầu để tránh bị khô da. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người bị mụn trứng cá thường tiêu thụ nhiều muối hơn so với những người ăn nhạt. Vì thế, rõ ràng có việc ăn mặn và mụn trứng cácó liên quan mật thiết đến nhau.
  • Nhiều chất béo: Chất béo cũng là thành phần sẽ khiến da bạn xấu hơn. Mặc dù không phải loại mì tôm nào cũng có nhiều chất béo, nhưng một số loại có chứa chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa và nồng độ các yếu tố tăng trưởng Insulin trong mì ăn tôm có thể kích hoạt các Hormone tạo ra mụn trứng cá. Thực phẩm chứa nhiều chất béo làm tăng khả năng bị mụn trứng cá lên đến 54%.Vì vậy, bạn nên hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa nếu không muốn bị nổi mụn.

1.1. Ăn mì tôm sống có nổi mụn không?

Ăn mì tôm chín không phải tác nhân chính gây nổi mụn. Vậy thì mì tôm sống có gây nổi mụn hay không? Khả năng cao là sẽ bị mụn nhé bạn. Thậm chí khả năng còn nhiều hơn khả năng bị mụn của mì tôm chín.

Khi ăn mì tôm sống, chúng ta thường bóp mì tôm trong gói và đổ gia vị vào để trộn lên và ăn. Nhưng điều này sẽ khiến lượng muối, dầu chiên trong mì hấp thụ trực tiếp và nhiều hơn vào cơ thể bạn. Khi pha với nước, độ mặn và dầu mỡ sẽ được giảm xuống. Vì vậy, mì tôm sống có lẽ là một phương pháp ăn mì tôm khá tệ. Nếu muốn ăn mì tôm, tốt nhất bạn vẫn nên pha với nước để giảm tác hại của chúng xuống.

1.2. Ăn mì cay có nổi mụn không?

Mọi người thường cho rằng ăn mì cay dễ bị mụn vì chúng cay, nóng. Đúng như vậy, mì cay DỄ KHIẾN DA CÓ NGUY CƠ LÊN MỤN vì chúng vừa cay vừa có nhiều muối. Hấp thụ nhiều muối khiến da đổ nhiều dầu và dễ lên mụn hơn. Đối với trường hợp cay thì là do Lycopene. Đây là một loại sắc tố thực vật có tính Axit, cả ớt và cà chua đều có. Khi chất Lycopene tiếp xúc với da, nó có thể làm thay đổi độ pH của da. Từ đó khiến cho da bị dị ứng và gây mụn quanh miệng. Tất nhiên, không phải ai cũng có phản ứng này, vì nó là cơ địa dị ứng của mỗi người.

1.3. Ăn mì tương đen có nổi mụn không?

Mì tương đen là món ăn nổi tiếng của xứ sở Hàn Quốc. Dễ dàng thấy hình ảnh các Idol Hàn Quốc trong các bộ phim hay video xì xụp bát mì tương đen nóng hổi vô cùng kích thích thị giác.

Mì tương đen mang hương vị Hàn Quốc đặc biệt

Hiện nay mì tương đen được bán theo dạng đóng gói trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Chỉ cần pha trộn trong vài phút là có thể thưởng thức ngay.

Và đương nhiên, với bản chất là mì ăn liền, nếu ăn nhiều mì tương đen thì vẫn có khả năng gây nổi mụn như các loại khác. Vì vậy, nên ăn trong chừng mực bạn nhé!

1.4. Ăn mì Omachi có nổi mụn không?

Đi tiên phong trong khẩu hiệu “ăn mì gói không lo bị nóng”, phải kể đến sản phẩm mì ăn liền Omachi của Công ty Liên doanh Công nghiệp Masan. Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây đảm bảo khi ăn mì không lo nóng.

Tuy nhiên, Omachi vẫn có thể gây nóng và nổi mụn nếu lạm dụng sản phẩm ăn liền này thường xuyên. Vì Omachi cũng là loại mì chiên qua dầu mỡ, mà đồ ăn chiên với dầu mỡ thì không thể không nóng.

Trong thành phần của một gói mì Omachi, khoai tây chỉ chiếm chưa đến 1%. Nhưng theo bác sĩ Lê Quảng Hào, Viện Dinh Dưỡng, khoai tây chiên chứa tinh bột, sẽ cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều có thể gây nóng trong.

Bên cạnh đó, các chất có trong một gói mỳ không cung cấp đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần thiết. Cần sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng mì ăn liền để thay cho bữa ăn chính hằng ngày.

2. Bị mụn có nên ăn mì tôm không?

Mụn không trực tiếp do mì tôm. Tuy nhiên nó cũng là một tác nhân gây ra tình trạng nóng trong, dẫn đến mụn nhọt.

Đối với những người vốn đang bị mụn, tốt nhất không nên ăn mì tôm. Lượng tinh bột, muối, chất béo và dầu mỡ trong mì tôm sẽ chỉ khiến tình trạng da mặt của bạn tệ đi. Thậm chí còn khó xử lý hơn. Hãy đợi đến khi làn da hoàn toàn khỏe mình rồi bạn có thể ăn mì tôm. Nhưng chỉ nên ăn trong giới hạn cho phép để không ảnh hưởng đến da mặt bạn.

3. Ăn mì tôm thế nào để không nổi mụn?

Dưới đây là một số cách ăn mì tôm có thể làm giảm khả năng gây nổi mụn bạn có thể tham khảo:

  • Thêm rau củ vào món mì: Ăn mì tôm với rau củ sẽ làm cho món mì thêm ngon mà lại bổ sung được chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt, giảm tác động của chất béo và tinh bột đối với cơ thể.

Bổ sung trái cây giúp cơ thể có đủ Vitamin

  • Bổ sung trái cây sau khi ăn: Bên cạnh rau củ, trái cây cũng cung cấp một nguồn Vitamin dồi dào cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tránh nóng trong người.
  • Thường xuyên vận động: Thường xuyên vận động sẽ giúp giải phóng lượng mỡ thừa, giúp cơ thể thoát mồ hôi tốt hơn và giảm nóng trong người. Nếu có phải ăn mì tôm, nguy cơ bị mụn cũng có thể giảm đi.
  • Uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm: Uống nhiều nước giúp thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Được cấp đủ nước, làn da sẽ mịn màng và khỏe mạnh hơn.
  • Tráng vắt mì qua nước sôi trước khi nấu:Cho vắt mì vào nước sôi và tráng qua, bỏ nước này. Sau đó bạn cho nước mới vào nấu mì như bình thường. Cách này giúp loại bỏ bớt chất béo và độ mặn từ sợi mì.

Không nền dùng hết gói gia vị trong mì gói

  • Không dùng hết gói gia vị: Cho hết gói gia vị sẽ khiến mì rất mặn. Điều này không chỉ không tốt cho da mà còn làm tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ. Hãy nên gói mì vừa đủ thay vì đổ hết gói gia vị vào bát mì.
  • Không ăn mì tôm quá thường xuyên: Nhiều người thích ăn mì tôm nên hình thành thói quen ăn hàng ngày. Thói quen này vừa gây hại cho da vừa khiến bạn bị thiếu chất trầm trọng. Hãy thử thay thế mì tôm bằng những món ăn khác tốt hơn cho sức khỏe.

4. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người có làn da mụn.

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là thành phần quan trọng để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Vì vậy, nếu có cơ địa thường xuyên bị mọc mụn, bạn cần ăn nhiều trái cây, rau quả tươi và yến mạch, các loại hạt, các loại đậu… để cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, giúp làn da luôn mịn màng hơn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin A tốt cho da mụn

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A: Những thực phẩm giàu Vitamin A có thể kể đến như cà rốt, khoai lang, ớt chuông, xoài,… Những thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dưỡng chất tốt, giúp giảm mụn hiệu quả và ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Bổ sung đủ kẽm giúp mụn khỏi nhanh hơn

  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Đừng quên bổ sung những thức ăn như thức ăn giàu kẽm như thịt đỏ, hạt khô, trứng, sữa,… Bởi lẽ thiếu kẽm là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn. Bên cạnh đó, khoáng chất này cũng ức chế vi khuẩn hoạt động, giúp mụn nhanh khỏi hơn.
  • Đừng quên thực phẩm giàu Omega-3: Các chuyên gia da liễu thường khuyên bệnh nhân da mụn nên bổ sung Axit béo Omega-3 vào thực đơn ăn uống trị mụn. Vì chất béo lành mạnh này có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả và đem lại làn da khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung Omega-3 bằng cách ăn những thực phẩm như: cá thu, cá hồi, hàu, đậu nành, óc chó,…

Lựa chọn tinh bột chuyển hóa chậm thay vì chuyển hóa nhanh

  • Thay thế Carb xấu bằng Carb tốt: Diên mạch, yến mạch, khoai lang, bưởi,… là nguồn tinh bột chuyển hóa chậm, hay còn gọi là Carb tốt, giúp cân bằng đường huyết trong cơ thể, điều chỉnh lượng dầu tiết ra và giúp giảm khả năng gây mụn.
  • Uống nhiều nước: Không chỉ sử dụng những thức uống làm đẹp cho da như nước ép, detox,… bạn nên ưu tiên uống đủ nước mỗi ngày để loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Khi uống nhiều nước, độc tố trong cơ thể sẽ được đào thải nhờ mồ hôi và nước tiểu, giúp cơ thể và làn da luôn khỏe đẹp.

Tựu trung lại, ăn mì tôm không gây béo nhưng trong trường hợp ăn có chừng mực và ăn đúng cách mà bài viết “Ăn mì tôm có gây nổi mụn không? Ăn mì tôm thế nào để không nổi mụn?” đã chỉ dẫn. Nếu muốn biết những bí quyết Khỏe đẹp khác, hãy theo dõi những bài viết mới nhất của Sức khỏe mỗi ngày. Chúc bạn đọc luôn có một làn da mịn màng và khỏe khoắn.

By Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *