Lê là loại quả nhiệt đới được sử dụng rộng rãi và phổ biến với hương thơm dịu, giòn và mọng nước, phù hợp để giải nhiệt trong mùa hè. Chúng thường được ăn tươi, sử dụng trong món salad hoặc làm món tráng miệng. Chúng cũng được chế biến theo dạng đóng hộp, ép hoặc sấy khô. Nước ép lê được lên men kết hợp với các loại trái cây khác để làm thạch và mứt tạo nên những sự bùng nổ vị giác rất đáng thử. Tuy nhiên, với một loại quả ngon như vậy, có lẽ sẽ có nhiều người lo lắng những tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều. Như “Ăn lê có nổi mụn không? Làm sao để ăn lê không nổi mụn?”. Hãy cùng Sức khỏe mỗi ngày tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng của quả lê

Những công dụng tuyệt vời của lê đối với sức khỏe con người

Ngoài hương vị thơm dịu, ngọt nhẹ rất hấp dẫn của lê, chúng còn được biết đến như một loại quả rất tốt cho sức khỏe. Quả lê cũng rất lành tính và ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Những công dụng tuyệt vời của lê có thể kể tới như:

1.1. Kháng viêm

Trong quả lê có chứa nhiều hợp chất chống viêm và giảm đau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp. Một thành phần trong quả lê có chứa Arbutin là hợp chất được điều trị các triệu chứng và bệnh lý về viêm đường tiết niệu.

1.2. Dồi dào chất xơ

Trái cây và rau củ thường có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Trong 100gr lê có chứa đến 25-30g chất xơ – một tỉ lệ khá cao. Lượng chất xơ lớn trong lê giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tạo điều kiện phát triển vi khuẩn có lợi, từ đó tăng hấp thụ khi đến ruột. Các mẹ nên bổ sung lê cho bữa ăn của trẻ để kích thích tiêu hóa tốt.

1.3. Chống lại các gốc tự do

Trong quả lê có chứa nhiều những dưỡng chất tốt cho cơ thể như: Vitamin C, Vitamin K, Đồng, Natri, Kali… Đây đều là những Vitamin có công dụng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể và làn da.

1.4. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Quả lê được nghiên cứu chỉ ra rằng có chứa nhiều vitamin C. Vitamin C được biết đến với có công dụng nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, các Vitamin nhóm B, Vitamin K đều là các khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe thể chất.

1.5. Hỗ trợ tim mạch

Các chất chống oxy hóa trong quả lê có công dụng làm giảm thiểu các nguy cơ của bệnh tim mạch. Cụ thể, chất xơ và Pectin trong quả lê có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, từ đó hạn chế việc tắc nghẽn động mạch.

1.6. Giảm ho đờm

Nhiều bác sĩ thường khuyên phụ huynh nên sử dụng lê để chữa ho và giảm lượng đờm trong cổ họng cho trẻ thay vì dùng thuốc kháng sinh. Với các bé, chỉ cần uống một cốc nước ép lê là đã có thể bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và loại bỏ đờm, giảm ho dễ dàng.

2. Ăn lê có nổi mụn không?

Quả lê không có tính nóng, hơn nữa lại rất mọng nước và có vị ngọt tự nhiên nên đem lại cảm giác thanh mát, sảng khoái, phù hợp để giải khát cho những ngày hè nắng nóng. Theo Y học cổ truyền, lê là loại quả mang tính mát, giúp thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết sinh tân, nhuận trường, tiêu độc.

Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Ăn lê có nổi mụn không?” là hoàn toàn KHÔNG.

Cũng giống như các loại quả khác, trong lê chứa đầy đủ các hợp chất và Vitamin tốt cho sức khỏe và giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, hương vị ngọt đặc trưng khiến lê chứa một lượng đường tự nhiên lớn. Nếu ăn lê thường xuyên sẽ khiến da bạn dễ nổi mụn. Hơn nữa, những ai đang mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những loại quả nhiều đường, cũng như quả lê vì dễ gây tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn lê vào buổi tối vì sẽ dễ gây khó tiêu đầy hơi. Do sự dư thừa Fructose trong cơ thể có nguy cơ gây ra các bệnh về tiêu hóa. Và rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.

3. Ăn dưa lê có nổi mụn không?

Dưa lê có khiến nổi mụn không?

Theo nghiên cứu, dưa lê có chứa nhiều Vitamin A, C và E… Đây đều là những chất chống Oxy hóa giúp tăng nồng độ Collagen, giúp dưỡng da khỏe đẹp.

Vì vậy có thể nói, ăn dưa lê không gây nổi mụn. Dù dưa lê cũng có vị ngọt nhưng dưa lê chứa ít đường. Ăn dưa lê với lượng vừa phải sẽ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể ngày hè. Vậy nên nếu bạn thích ăn dưa lê thì không cần phải lo lắng vấn đề nổi mụn đâu. Cứ thoải mái mà chế biến và thưởng thức thôi.

4. Bị mụn có nên ăn lê không?

Khi bị mụn tức là cơ thể bạn đang gặp tình trạng nóng trong. Vì vậy, nếu nạp thêm nhiều đường, nhiệt trong cơ thể tăng cao và mất nhiều thời gian hơn để hạ nhiệt, càng dễ khiến mụn phát triển.

Nếu đang bị mụn mà bạn nạp đường từ quả lê với tần suất thường xuyên và hàm lượng lớn có thể khiến da nhanh lão hóa và gặp phải những tình trạng như mụn, nhờn, da xỉn màu…

5. Làm sao để ăn lê không nổi mụn?

  • Chỉ nên sử dụng 1-2 quả lê mỗi ngày tương đương với 300-400gr.
  • Không nên ăn lê sau bữa ăn khiến lê lên men trong dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Vì trái cây được tiêu hóa nhanh hơn cơm và thức ăn nên nếu ăn lê sau bữa chính, thay vì chuyển hóa và đẩy xuống ruột, hoa quả lại bị cơm, phở, bún,… chưa kịp tiêu chặn lại trong dạ dày. Lúc này, cả trái cây và thức ăn sẽ lên men và làm cho bạn bị đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.
  • Ngay sau khi gọt vỏ, bạn nên sử dụng luôn. Do quả lê chứa nhiều đường, tiếp xúc lâu với không khí dễ lên men và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Hạn chế ăn lê khi đã được chế biến như sấy,…

  • Ăn lê tươi vẫn tốt hơn là các chế phẩm đã sấy khô hoặc chế biến vì dinh dưỡng một phần đã bị mất đi và nhiều chất phụ gia trong món ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

6. Những loại hoa quả nên ăn khi bị mụn.

Khi bị mụn, làn da và môi trường trong cơ thể tương đối nhạy cảm, khi ăn bất cứ thứ gì đều cẩn phải cẩn thận khiến cho làn da không bị kích ứng và tình trạng mụn tệ hơn. Tuy nhiên, vẫn có những loại hoa quả tốt cho làn da mụn. Các bạn có thể tham khảo những loại quả sau đây:

6.1. Dâu tây

Dâu tây có thể được đứng top  đầu các loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa mụn.

Dâu tây có chứa nhiều chất chống Oxy hóa, giúp tăng khả năng miễn dịch của làn da, chống lại vi khuẩn gây hại cho da và môi trường xung quanh, giúp giảm mụn hiệu quả.

Dâu tây còn chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn phát triển hơn.

6.2. Dưa hấu

Dưa hấu giúp quá trình lành mụn nhanh hơn

Trái với dâu tây có giá thành khá cao, dưa hấu lại là loại trái cây có giá thành bình dân, bạn có thể dễ dàng mua chúng ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc là chợ truyền thống.

Dưa hấu có nhiều hoạt chất chống viêm, Acid Amin và Vitamin C, nhờ vậy mà có tác dụng thúc đẩy quá trình lành mụn nhanh hơn.

6.3. Quả lựu

Lựu cũng là loại quả có chứa nhiều Vitamin C, Vitamin K có tác dụng hỗ trợ làm lành nốt mụn hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong quả lựu còn chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể thanh nhiệt, hỗ trợ quá trình đào thải chất thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn, tránh tích tụ chất độc, góp phần ngăn ngừa tình trạng nổi mụn trên da.

Lựu cũng là một loại trái cây có giá cả phải chăng mà bạn có thể sử dụng lâu dài.

6.4. Ổi

Theo các nghiên cứu gần gây, ổi là loại trái cây có tác động rất tốt tới làn da. Ổi chứa rất nhiều chất chống Oxy hóa, giúp nâng cao hệ miễn dịch của da, giúp da bạn ngăn ngừa tình trạng nổi mụn. Các chất chống Oxy hóa trong ổi cũng có vai trò trong việc điều trị lão hóa da.

Một ưu điểm nữa của ổi là giá thành chúng rất rẻ, dễ dàng mua mà công dụng trên da thì rất nhiều.

6.5. Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt làm làn da nhanh lành hơn

Trái cây họ cam quýt có vị chua chua, hơi ngọt, chứa rất nhiều Vitamin C. Mà loại Vitamin này nổi tiếng giúp lành nhanh nốt mụn.

6.6. Đu đủ

Đu đủ có chứa nhiều chất Beta Carotenoids và Vitamin A. Các chất này có tác dụng trị mụn rất hiệu quả, thường được ứng dụng trong sản xuất kem trị mụn.

6.7. Nho

Nho đặc biệt chứa nhiều các Vitamin: B1, B2, B4, B5, B6 và B9. Ngoài ra nho còn có các Vitamin C, E, và K. Các loại Vitamin này đều được chứng minh là có nhiều tác động tích cực tới da, trong đó có công dụng ngừa mụn.

6.8. Táo

Táo chứa nhiều chất xơ, giúp giải độc và cân bằng chất trong cơ thể

Táo có chứa nhiều chất xơ, giúp giải độc và cân bằng các chất trong cơ thể. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều chất chống Oxy hóa, đặc biệt là Vitamin A, loại Vitamin có tác dụng ngừa mụn rất hiệu quả. Vì vậy, nếu muốn tình trạng mụn được cải thiện, bạn có thể cân nhắc ăn táo thường xuyên. Chúng cũng rất tốt cho sức khỏe chứ không riêng gì làn da.

6.9. Chuối

Chuối cũng có chứa nhiều chất xơ và chất chống Oxy hóa. Đặc biệt, chuối rất giàu kẽm – một nguyên tố vi lượng được các bác sĩ da liễu khuyên bổ sung nhằm ngừa mụn. Chuối cũng rất dễ ăn và dễ mua, đồng thời chế biến được thành nhiều món ăn ngon.

6.10. Việt quất

Cứ trong 100 gram việt quất thì chứa khoảng 10 gram đường, phong phú Enzyme chống Oxy hóa, Vitamin C và hoạt chất Phytonutrients giúp kháng viêm hiệu quả, tái tạo làn da và làm giảm sưng viêm. Đồng thời, trong việt quất còn chứa chất Xeton. Đây là thành phần làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn từ đó giúp giảm mụn rõ rệt.

Có thể nói, câu trả lời cho câu hỏi “Ăn lê có nổi mụn không? Làm thế nào để ăn lê không nổi mụn?” đã quá rõ ràng. Lê có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đồng thời mang lại những trải nghiệm thú vị về hương vị cho người thưởng thức. Tuy nhiên, hãy ăn lê đúng cách và có chừng mực để không gặp những tác dụng phụ khi ăn quá nhiều lê.

Nếu muốn biết thêm những bí quyết Khỏe đẹp cho làn da, hãy luôn theo dõi những bài viết mới nhất của Sức khỏe mỗi ngày. Chúc bạn đọc luôn có được làn da mà bạn hằng mong muốn!

 

By Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *