Bưởi vẫn thường được phái nữ sử dụng như một phương thức hữu hiệu để kiếm soát cân nặng. Hương vị chua chua thanh nhẹ của bưởi có khả năng thanh nhiệt và giải ngấy rất hữu hiệu. Nhưng liệu bưởi có một tác dụng phụ nào đối với cơ thể hay không? Như đối với phái đẹp, có lẽ câu hỏi “Ăn bưởi có nổi mụn không? Ăn bưởi thế nào để không gây nổi mụn” rất được quan tâm. Câu hỏi này sẽ không còn khó trả lời sau bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Ăn bưởi có nổi mụn không?
Ăn bưởi có nổi mụn như lời đồn?
Ăn bưởi có nổi mụn không? – Câu trả lời là “KHÔNG”. Trong các loại trái cây, bưởi là loại quả có chứa nhiều loại Vitamin nhất, đặc biệt là vitamin C. Vitamin C không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn tăng đề kháng cho làn da. Có thể nói, ăn bưởi KHÔNG GÂY NỔI MỤN. Mà trái lại bưởi còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và nổi mụn trên da.
Bưởi còn là loại quả mang tính mát, cực kỳ hiệu quả trong việc giải nhiệt, thanh lọc cơ thể trong mùa hè. Ăn bưởi giúp ngăn ngừa những dấu hiệu căng thẳng thần kinh, chống lão hóa da và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều bưởi hoặc có bất kỳ loại thực phẩm nào trong chế độ ăn uống của bạn có khả năng gây kích ứng hoặc kích thích sự sản xuất bã nhờn trên da của bạn, điều này có thể dẫn đến mụn trên da. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh để giúp duy trì sức khỏe và làn da tốt.
2. Bị mụn có nên ăn bưởi không?
Bưởi là một loại quả thuộc họ hàng cây có múi chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho da. Khi bị mụn mà ăn bưởi sẽ giúp cải thiện tình trạng da mặt rõ rệt:
- Chống lại tình trạng viêm nhiễm do mụn gây ra trên bề mặt da, ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn.
- Làm trắng da và mờ các vết thâm da do mụn.
- Giảm sự xuất hiện của lão hóa da, xóa mờ nếp nhăn, nám trên mặt.
Nếu đang xuất hiện những dấu hiệu của mụn hoặc đang bị nổi mụn, hãy kết thân ngay với loại quả này. Chúng sẽ là một vị cứu tinh cho da mặt của bạn đấy.
3. Ăn bưởi có gây nóng cho cơ thể không?
Không, ăn bưởi không gây nóng cơ thể. Trái bưởi chứa nước nhiều, có tác dụng làm mát cơ thể và giúp tăng cường độ ẩm cho cơ thể. Điều này cũng giúp giảm cảm giác khát và làm giảm cơ hội mắc bệnh đau đầu và mất nước do thời tiết nóng. Ngoài ra, bưởi cũng chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, kali, carotenoid và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại sự oxy hóa trong cơ thể. Do đó, ăn bưởi không gây nóng cơ thể mà thực tế là có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
4. Ăn bưởi thế nào để không gây nổi mụn?
Vì ăn bưởi vốn không gây nổi mụn, lại còn có công dụng làm đẹp da nên dưới đây sẽ là các cách ăn bưởi chính xác, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
4.1. Không ăn bưởi lúc đói
Ăn bưởi lúc đói sẽ khiến lượng Axit trong dạ dày bạn tăng lên, dẫn đến cảm giác cồn cào, đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu. Đối với người đau dạ dày thì lại càng phải tránh ăn khi bụng đang đói. Không cẩn thận có thể khiến tình trạng dạ dày của người bệnh trầm trọng hơn.
Vì vậy, lời khuyên đưa ra là nên ăn bưởi sau khi đã ăn lửng bụng hoặc ăn đủ. Còn nếu trong vòng 4 tiếng chưa ăn gì, bạn không nên ăn bưởi đâu nhé.
4.2. Nên ăn bưởi vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn bưởi
Sáng là thời điểm vàng trong ngày để hấp thụ Vitamin, đồng thời trang bị năng lượng cho một ngày vận động, làm việc. Tuy nhiên không được ăn bưởi khi đói nên tốt nhất là bạn nên ăn bưởi sau khi ăn sáng khoảng 30 phút đến 1 tiếng để hiệu quả khi ăn bưởi được tối đa hóa.
Nhưng không phải là không được ăn bưởi vào buổi trưa hay buổi tối. Bạn hoàn toàn có thể ăn chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Chỉ là thời điểm tốt nhất để ăn bưởi là vào buổi sáng.
4.3. Không ăn bưởi với chất kích thích
Bưởi không nên ăn khi bạn đang dùng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… Vì thành phần Pyranocoumarin có trong bưởi sẽ làm tăng khả năng hoạt động của men ruột, khiến cơ thể hấp thu những độc tính có trong các chất kích thích ấy. Và thậm chí còn phóng đại hơn tác hại của chúng đối với cơ thể bạn.
Dù bưởi thường hay được phục vụ như một món ăn tráng miệng sau những bữa tiệc nhưng tốt nhất là nên tránh sử dụng bưởi trong trường hợp này.
4.4. Không ăn bưởi khi đang phải uống thuốc kháng sinh
Bên trong ruột có một loại Enzym là CYP3A4. Loại Enzym này mang nhiệm vụ phá huỷ bớt phân tử của một số hoá chất, trong đó có nhiều loại thuốc, khiến thuốc được hấp thụ ít hơn. Nước bưởi có tác dụng làm giảm Enzym này khiến cho thuốc thẩm thấu từ ruột vào máu nhiều hơn. Vì vậy, việc ăn bưởi và uống thuốc cùng một lúc gần giống như việc uống thuốc với liều mạnh hơn bình thường. Điều này vô cùng nguy hiểm và trong một số trường hợp thậm chí còn có thể gây ra chết người.
4.5. Nên ăn cả phần xơ trên múi bưởi
Phần xơ ở múi bưởi mang những tác dụng bất ngờ
Khi ăn bưởi, bạn nên ăn cả lớp màng trắng bám ở dưới đáy. Đây chính là bộ phận nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Vì vậy đừng bóc quá kĩ khi ăn bưởi nhé!
Vậy là bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn bưởi có nổi mụn không? Ăn bưởi thế nào để không gây nổi mụn?” một cách chi tiết, đồng thời cung cấp những khiến thức thú vị về nhiều loại quả và những tác hại khó lường của chúng. Hãy cập nhật những thông tin mới nhất của Sức khỏe mỗi ngày để biết được những bí quyết Khỏe đẹp hiệu quả và luôn đi trước đón đầu trong những xu thế chăm sóc da mụn mới nhất!